Trình tự nghi lễ đám hỏi trong chụp ảnh cưới Tuy Hòa Phú Yên
Trình tự nghi lễ đám hỏi trong chụp ảnh cưới Tuy Hòa Phú Yên Đám hỏi: Nghi lễ truyền thống quan trọng trong hôn nhân
Trình tự nghi lễ đám hỏi trong chụp ảnh cưới Tuy Hòa Phú Yên
Đám hỏi: Nghi lễ truyền thống quan trọng trong hôn nhân
Đám hỏi (hay còn gọi là lễ ăn hỏi, lễ đính hôn) là một trong những nghi lễ cưới hỏi truyền thống quan trọng, nhằm thông báo với hai bên gia đình về việc gả cưới. Trước đây, đám hỏi thường được tổ chức cách xa đám cưới từ 1-2 năm, nhưng thời gian này không bị quy định cụ thể, vì vậy có thể tổ chức đám hỏi sao cho thuận tiện với cả hai bên. Dưới đây là trình tự nghi lễ đám hỏi mà các dâu rể cần biết.
Trình tự nghi lễ đám hỏi trong chụp ảnh cưới Tuy Hòa Phú Yên
Lễ nhập gia – Lễ đầu tiên trong đám hỏi
Khi đoàn nhà trai đến nhà gái, tất cả sẽ tập trung chỉnh trang và sắp xếp đội hình để vào nhà. Đi đầu là trưởng tộc (người đại diện) và chú rể phụ, tiếp theo là ba mẹ chú rể, chú rể, đoàn bưng mâm quả, và cuối cùng là họ hàng nhà trai. Trưởng tộc nhà gái và ba mẹ cô dâu sẽ đứng đón tại cổng khi nhà trai đến.
Trưởng tộc nhà trai sẽ mời rượu để xin phép được nhập gia nhà gái. Khi được nhà gái chấp thuận, sẽ chuyển sang bước tiếp theo.
Trao mâm quả – Trình tự nghi lễ đám hỏi
Sau phần chào hỏi giữa trưởng tộc và ba mẹ hai bên, sẽ tiến hành thủ tục trao mâm quả. Đội bưng mâm quả sẽ đứng thành hai hàng đối diện nhau (hàng ngang hoặc dọc tùy theo không gian), thường theo quy tắc “nam tả nữ hữu”. Hàng nam đứng bên trái và hàng nữ bên phải theo hướng từ bên ngoài nhìn vào.
Trình tự nghi lễ đám hỏi trong chụp ảnh cưới Tuy Hòa Phú Yên
Khi mọi người đã sắp xếp chỉnh tề, thợ chụp hình và quay phim sẽ ra hiệu để hai bên tiến hành trao nhận quả. Sau khi nhà gái nhận xong, chú rể và họ hàng nhà trai sẽ vào trong, trong khi đội nữ bưng quả sẽ theo vào sau và đặt mâm quả ở vị trí đã được chuẩn bị sẵn trên bàn thờ gia tiên.
Giới thiệu thân tộc 2 bên trong lễ ăn hỏi
Ba mẹ hai bên không đứng ra làm lễ gia tiên mà nhiệm vụ này thuộc về trưởng tộc. Trưởng tộc của hai nhà sẽ lần lượt giới thiệu thân tộc của hai họ.
Trình lễ vật với nhà gái – Thủ tục cần thiết trong đám hỏi
Trưởng tộc nhà trai sẽ thay mặt ba mẹ chú rể trình bày lý do buổi ăn hỏi và giới thiệu lễ vật. Thông thường, mẹ chú rể (hoặc mẹ cô dâu) sẽ mở từng mâm quả trước sự chứng kiến của cả hai họ.
Sau khi nhà gái cảm ơn và nhận lễ, mẹ cô dâu hoặc chú rể sẽ dẫn cô dâu ra mắt quan viên hai họ.
Cô dâu chú rể làm lễ gia tiên trong đám hỏi
Cô dâu sau khi chào hai gia đình sẽ cùng chú rể thực hiện nghi thức truyền thống. Đại diện hai nhà sẽ cùng thắp nến (nếu không kiêng kỵ) và thực hiện các nghi thức dâng trầu cau lên bàn thờ. Tùy theo phong tục gia đình, có thể có các trường hợp sau:
- Ba cô dâu thắp nhang bàn thờ tổ tiên, cô dâu chú rể chỉ cần lạy.
- Ba cô dâu thắp nhang bàn thờ tổ tiên, sau đó dâu rể cũng sẽ thắp nhang và lạy.
- Gia đình theo đạo không thắp nhang thì chỉ cần lạy gia tiên.
Nghi lễ trao quà cho cô dâu trong đám hỏi
Đây là phần lễ thể hiện sự “đặt cọc” và hứa hôn của nhà trai đối với cô dâu, rằng cô sẽ trở thành nàng dâu tương lai của gia đình. Mẹ chú rể sẽ tặng một món quà nhỏ như đôi bông tai hoặc nhẫn đính hôn (nếu có). Để buổi lễ diễn ra nhanh chóng, phần quà này nên được thỏa thuận trước để tránh thắc mắc.
Mời trà rượu quan viên hai họ trong đám hỏi
Trình tự nghi lễ đám hỏi trong chụp ảnh cưới Tuy Hòa Phú Yên
Dâu rể sẽ rót trà rượu mời chủ hôn và các trưởng bối. Đến đây, phần lễ ăn hỏi đã hoàn thành, hai họ chính thức có nàng dâu và chàng rể mới. Hai bên gia đình sẽ ngồi lại để bàn chuyện tổ chức đám cưới. Nếu nhà trai đã định được ngày thì sẽ trình với nhà gái, nếu cả hai bên đồng thuận thì đám cưới sẽ được tiến hành theo dự kiến.
Sau phần lễ gia tiên, nếu nhà gái đãi ăn thì mọi người sẽ cùng dùng bữa. Nếu không, nhà trai có thể ra về và tiến đến thủ tục cuối cùng của đám hỏi.
Lại quả và lì xì cho dàn bưng tráp
Nhà gái sẽ chia lại một nửa (hoặc một phần) lễ vật trong mâm quả cho nhà trai. Lưu ý các lễ vật nên chia theo số chẵn, tránh dùng dao kéo để chia vì nhiều gia đình kiêng kỵ “chia cắt”. Phần lại quả sẽ được đặt trong mâm quả, nắp quả úp ngược, khăn phủ mâm quả xếp đôi.
Khi trả quả, nghi thức sẽ diễn ra giống như khi nhận quả ban đầu. Cô dâu chú rể sẽ chuẩn bị phong bì lì xì cho đội bưng mâm. Giá trị lì xì không bắt buộc, tùy thuộc vào điều kiện kinh tế của mỗi gia đình.
Đám hỏi: Nghi lễ truyền thống quan trọng trong hôn nhân
Đám hỏi (hay còn gọi là lễ ăn hỏi, lễ đính hôn) là một trong những nghi lễ cưới hỏi truyền thống quan trọng, nhằm thông báo với hai bên gia đình về việc gả cưới. Trước đây, đám hỏi thường được tổ chức cách xa đám cưới từ 1-2 năm, nhưng thời gian này không bị quy định cụ thể, vì vậy có thể tổ chức đám hỏi sao cho thuận tiện với cả hai bên. Dưới đây là trình tự nghi lễ đám hỏi mà các dâu rể cần biết.
Trình tự nghi lễ đám hỏi trong chụp ảnh cưới Tuy Hòa Phú Yên
Lễ nhập gia – Lễ đầu tiên trong đám hỏi
Khi đoàn nhà trai đến nhà gái, tất cả sẽ tập trung chỉnh trang và sắp xếp đội hình để vào nhà. Đi đầu là trưởng tộc (người đại diện) và chú rể phụ, tiếp theo là ba mẹ chú rể, chú rể, đoàn bưng mâm quả, và cuối cùng là họ hàng nhà trai. Trưởng tộc nhà gái và ba mẹ cô dâu sẽ đứng đón tại cổng khi nhà trai đến.
Trưởng tộc nhà trai sẽ mời rượu để xin phép được nhập gia nhà gái. Khi được nhà gái chấp thuận, sẽ chuyển sang bước tiếp theo.
Trao mâm quả – Trình tự nghi lễ đám hỏi
Sau phần chào hỏi giữa trưởng tộc và ba mẹ hai bên, sẽ tiến hành thủ tục trao mâm quả. Đội bưng mâm quả sẽ đứng thành hai hàng đối diện nhau (hàng ngang hoặc dọc tùy theo không gian), thường theo quy tắc “nam tả nữ hữu”. Hàng nam đứng bên trái và hàng nữ bên phải theo hướng từ bên ngoài nhìn vào.
Trình tự nghi lễ đám hỏi trong chụp ảnh cưới Tuy Hòa Phú Yên
Khi mọi người đã sắp xếp chỉnh tề, thợ chụp hình và quay phim sẽ ra hiệu để hai bên tiến hành trao nhận quả. Sau khi nhà gái nhận xong, chú rể và họ hàng nhà trai sẽ vào trong, trong khi đội nữ bưng quả sẽ theo vào sau và đặt mâm quả ở vị trí đã được chuẩn bị sẵn trên bàn thờ gia tiên.
Giới thiệu thân tộc 2 bên trong lễ ăn hỏi
Ba mẹ hai bên không đứng ra làm lễ gia tiên mà nhiệm vụ này thuộc về trưởng tộc. Trưởng tộc của hai nhà sẽ lần lượt giới thiệu thân tộc của hai họ.
Trình lễ vật với nhà gái – Thủ tục cần thiết trong đám hỏi
Trưởng tộc nhà trai sẽ thay mặt ba mẹ chú rể trình bày lý do buổi ăn hỏi và giới thiệu lễ vật. Thông thường, mẹ chú rể (hoặc mẹ cô dâu) sẽ mở từng mâm quả trước sự chứng kiến của cả hai họ.
Sau khi nhà gái cảm ơn và nhận lễ, mẹ cô dâu hoặc chú rể sẽ dẫn cô dâu ra mắt quan viên hai họ.
Cô dâu chú rể làm lễ gia tiên trong đám hỏi
Cô dâu sau khi chào hai gia đình sẽ cùng chú rể thực hiện nghi thức truyền thống. Đại diện hai nhà sẽ cùng thắp nến (nếu không kiêng kỵ) và thực hiện các nghi thức dâng trầu cau lên bàn thờ. Tùy theo phong tục gia đình, có thể có các trường hợp sau:
- Ba cô dâu thắp nhang bàn thờ tổ tiên, cô dâu chú rể chỉ cần lạy.
- Ba cô dâu thắp nhang bàn thờ tổ tiên, sau đó dâu rể cũng sẽ thắp nhang và lạy.
- Gia đình theo đạo không thắp nhang thì chỉ cần lạy gia tiên.
Nghi lễ trao quà cho cô dâu trong đám hỏi
Đây là phần lễ thể hiện sự “đặt cọc” và hứa hôn của nhà trai đối với cô dâu, rằng cô sẽ trở thành nàng dâu tương lai của gia đình. Mẹ chú rể sẽ tặng một món quà nhỏ như đôi bông tai hoặc nhẫn đính hôn (nếu có). Để buổi lễ diễn ra nhanh chóng, phần quà này nên được thỏa thuận trước để tránh thắc mắc.
Mời trà rượu quan viên hai họ trong đám hỏi
Trình tự nghi lễ đám hỏi trong chụp ảnh cưới Tuy Hòa Phú Yên
Dâu rể sẽ rót trà rượu mời chủ hôn và các trưởng bối. Đến đây, phần lễ ăn hỏi đã hoàn thành, hai họ chính thức có nàng dâu và chàng rể mới. Hai bên gia đình sẽ ngồi lại để bàn chuyện tổ chức đám cưới. Nếu nhà trai đã định được ngày thì sẽ trình với nhà gái, nếu cả hai bên đồng thuận thì đám cưới sẽ được tiến hành theo dự kiến.
Sau phần lễ gia tiên, nếu nhà gái đãi ăn thì mọi người sẽ cùng dùng bữa. Nếu không, nhà trai có thể ra về và tiến đến thủ tục cuối cùng của đám hỏi.
Lại quả và lì xì cho dàn bưng tráp
Nhà gái sẽ chia lại một nửa (hoặc một phần) lễ vật trong mâm quả cho nhà trai. Lưu ý các lễ vật nên chia theo số chẵn, tránh dùng dao kéo để chia vì nhiều gia đình kiêng kỵ “chia cắt”. Phần lại quả sẽ được đặt trong mâm quả, nắp quả úp ngược, khăn phủ mâm quả xếp đôi.
Khi trả quả, nghi thức sẽ diễn ra giống như khi nhận quả ban đầu. Cô dâu chú rể sẽ chuẩn bị phong bì lì xì cho đội bưng mâm. Giá trị lì xì không bắt buộc, tùy thuộc vào điều kiện kinh tế của mỗi gia đình.
Nguồn tin: jovian. vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn